Diễn đàn kinh tế Thể thao Việt Nam năm 2024 mở màn bằng phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề "Tạo lập môi trường pháp lý để thúc đẩy kinh tế thể thao”. Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung - Thành viên Ban kỷ luật FIFA, Phó ban Giải quyết khiếu nại AFC, Trưởng Ban kỷ luật AFF, Trọng tài CAS, Phó Tổng Giám đốc Công ty PVF - trong vai trò người dẫn chương trình, cùng các diễn giả: Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Xã hội - Ban Kinh tế Trung Ương; ông Đặng Hà Việt - Cục trưởng Cục TDTT, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam và ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.
Về việc triển khai áp dụng, thực thi chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Xã hội - Ban Kinh tế Trung Ương, đánh giá: “Để thể thao được như hôm nay, xuất phát từ chủ trương xã hội hóa của Đảng. Bắt đầu từ Đại hội lần thứ 7 của Đảng, mặc dù chưa đề cập đến cụm từ ‘xã hội hóa‘, tuy nhiên, nội dung về các CLB, các hội thể thao thời điểm đó cũng đã được Nhà nước chỉ đạo phải tự chủ và chỉ sử dụng một phần ngân sách Nhà nước. Tức là phần tự chủ của các tổ chức, hiệp hội được đề cao hơn. Sau đó, Ban Bí Thư TW Đảng cũng ban hành chỉ thị 36 năm 1994 cũng đề cập rất rõ đến việc xã hội hóa đối với các tổ chức tham gia hoạt động TDTT. Sau đó, các nghị quyết của các kỳ Đại hội cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này.
Cụm từ ‘xã hội hóa‘ được chính thức nhắc đến ở Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 9 của Đảng, trong đó đề cập rất rõ đến xã hội hóa các lĩnh vực như văn hóa, TDTT, y tế. Trong đó, TDTT là một trong những ngành được quan tâm ưu tiên phát triển rất sớm. Tôi cho rằng với sự nhìn nhận sớm của Đảng, đã chứng minh sự nghiệp TDTT trong những năm qua phát triển đã có sự dẫn dắt và chủ trương từ rất sớm, chứ không phải bây giờ mới có. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ cũng đã ban hành, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung rất nhiều văn bản pháp luật để phục vụ công tác quản lý, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của ngành TDTT nói chung, lĩnh vực kinh tế thể thao nói riêng.
Trong những năm qua, việc áp dụng các chính sách xã hội hóa cũng như pháp luật về TDTT đã góp phần thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội đầu tư cho lĩnh vực TDTT. Việt Nam đã có thành quả rất lớn, mặc dù chưa có đầy đủ con số thống kê, chúng ta đánh giá sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, đặc biệt hơn chục năm gần đây là những doanh nghiệp lớn của quốc tế, ghi nhận thị trường Việt Nam cung cấp sản phẩm hàng hóa ra toàn thế giới và chiếm thị phần ngày càng lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh, và tham gia rất sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tôi cho rằng đây là thành công của lĩnh vực thể thao nói riêng và của kinh tế xã hội cả nước nói chung. Đấy là sự cố gắng của ngành, cơ quan quản lý và cả hệ thống chính trị cũng như các doanh nghiệp. sự tham gia vào thị trường thể thao có vai trò rất lớn của các doanh nghiệp. Chúng tôi rất mong tới đây, các doanh nghiệp tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa”.
Sau những chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Đặng Hà Việt - Cục trưởng Cục TDTT, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện chính sách xã hội hóa thể dục thể thao, qua đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất của ngành. Ông Đặng Hà Việt phân tích: "Trong quá trình thực hiện xã hội hóa đối với ngành thể thao, chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi thứ nhất là ngay từ trong Văn kiện của Đại hội 7 năm 1991 cũng đã đề cập tới vấn đề liên quan đến xã hội hóa. Và đặc biệt là tới Đại hội 8, chúng ta thấy đưa xã hội hóa vào trong Văn kiện, thời điểm đó mới ở mức độ khuyến khích, sau đó có rất nhiều văn bản pháp luật cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề xã hội hóa thể thao. Tôi nghĩ đây là chủ trương vô cùng sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là thuận lợi rất lớn đối với ngành TDTT.
Vấn đề thứ 2 là xu thế phát triển của kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động TDTT vì sức khỏe và họ quan tâm đây cũng là ngành nghề có thể kinh doanh, đây là ngành nghề có thể xây dựng được hình ảnh, tạo dựng những giá trị thương hiệu cho bản thân các công ty, doanh nghiệp. Đó chính là những thuận lợi rất lớn và đặc biệt là đối với nhiều lĩnh vực về thể thao chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động, sự kiện. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến việc này. Chúng ta thấy giải bóng rổ chuyên nghiệp, chuyện này không chỉ riêng Liên đoàn làm được, mà phải có sự đầu tư của các doanh nghiệp. Không có sự đầu tư thì không có nguồn lực để làm vốn cho ban đầu, vì sự tiêu tốn rất lớn cho các chi phí truyền thông, chi phí cho các vận động viên nước ngoài, các chi phí chuyển nhượng. Đó là khối lượng tài chính tương đối khổng lồ để triển khai.
Còn đối với khó khăn, thật sự khó khăn rất nhiều. Tất cả hoạt động thể thao cũng như hoạt động kinh tế xã hội khác đều vận động và tất cả cơ sở, các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta chỉ đúng đắn ở một thời điểm nhất định và sau đó đều cần có sửa đổi và bổ sung thì mới phù hợp quá trình phát triển đó. Đối với góc độ về các văn bản quy phạm pháp luật, thứ nhất liên quan đến xã hội hóa, việc đầu tiên chính là công trình thể thao. Ngay từ Đại hội 8, vấn đề tại sao lại xã hội hóa, tại sao lại khuyến khích… được Đại hội 8 đưa vào, tại vì điều kiện nước ta lúc đó còn rất nhiều khó khăn. GDP Việt Nam còn rất thấp. Viện trợ nước ngoài không có. Tất cả phải phát sinh từ nội lực của chúng ta. Như vậy, làm thế nào để cho người dân có thể hưởng thụ được các công trình thể thao, hưởng thụ được công trình về văn hóa, nâng cao về đời sống, tinh thần và nâng cao về sức khỏe. Trong một thời gian ngắn có thể đạt được việc đó thì cần phải khuyến khích vào để xây dựng, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào để xây dựng các việc đó.
Còn hiện tại khó khăn nhất trong việc xây dựng công trình chính là Luật đầu tư. Đó chính là PPP. Chúng ta đang tắc nghẽn rất nhiều ở các công trình thể thao. Từ Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đến khu Rạch Chiếc, đến rất nhiều công trình thể thao ở các địa phương đang rất cần sự đầu tư từ đối tác, nhưng đang vướng vì Luật đầu tư. Vấn đề thứ 2 là khi có đất rồi, cần phải triển khai các vấn đề liên quan đến vận hành. Các chi phí vận hành cho các trung tâm huấn luyện cũng như các cơ sở thể thao của Nhà nước rất lớn. Việc này kêu gọi xã hội hóa như thế nào. Tất nhiên phải kêu gọi vào cho thuê, hoặc triển khai các vấn đề liên doanh, liên kết. Thật sự bây giờ đang rất vướng về tiền thuê đất. Nó đẩy giá dịch vụ lên cao. Các nghị định liên quan thì cũng có nghị định mới thay thế 101 về tài sản công cũng là bước mở cho vấn đề liên doanh, liên kết.
Vấn đề tiếp theo chúng ta thấy rất rõ khi triển khai các việc liên quan đến tiền thưởng, kêu gọi nhà tài trợ cho các liên đoàn. Thứ nhất, đơn vị - công ty tặng tiền thưởng liên quan đến thuế thì tiền thưởng đó không được trừ vào thu nhập doanh nghiệp. Còn đơn vị nhận số tiền đó vẫn phải đóng thuế. Đây là những cái gây ra rào cản cho kêu gọi xã hội hóa, tặng thưởng cho VĐV. Đây cũng là vấn đề rất nan giải. Vấn đề nữa liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất, phải thành lập các CLB hay doanh nghiệp. Hiện tại điều kiện kinh doanh mới là doanh nghiệp, còn hộ kinh doanh cá thể? Chúng ta chưa làm được việc đó. Việc đó cũng cần phải điều chỉnh. Hộ kinh doanh chỉ có những vấn đề liên quan đến kinh doanh có điều kiện, thể thao mạo hiểm hay những thứ khác. Còn những vấn đề khác cũng không cần thiết phải là doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cũng có thể triển khai được. Một rào cản khó khăn nữa chính là đặc cược thể thao. Trong Nghị định quy định rất rõ công ty phải đạt được số tiền bao nhiêu thì mới được triển khai việc này, đây cũng là vấn đề về vướng mắc. Đối với góc độ liên quan đến các chính sách, liên quan đến luật thì cũng có một số vướng.
Nhưng thật tế của chúng ta, nguyên nhân chủ quan tôi nghĩ là một việc rất quan trọng: Đó chính là Ủy ban Olympic của chúng ta cũng như các liên đoàn, hiệp hội chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ, chưa năng động trong việc kêu gọi, chưa năng động trong việc tạo ra các sự kiện, tạo ra những hoạt động, tạo ra những giá trị của bản thân để thu hút, kêu gọi các nguồn tài trợ vào các hoạt động. Còn với các hoạt động xã hội hóa trong công tác đào tạo – đào tạo VĐV, tuyển chọn VĐV đi thi đấu ở nước ngoài, thật sự đến bây giờ chỉ vài liên đoàn làm được, còn trên 40 liên đoàn chủ yếu chỉ xã hội hóa ở mức độ tổ chức hoạt động, sự kiện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng trọng tài, nâng cao chuyên môn trọng tài rất tốt, các lớp bồi dưỡng nhân viên chuyên môn nghiệp vụ để có thể đứng ở các CLB cũng rất tốt, nhưng vấn đề là phải tham gia vào công tác đào tạo VĐV. Dùng nguồn tài chính đó để đưa các đội đi thi đấu ở nước ngoài.
Một năm trung bình chúng ta có gần 2.500 giải. Trong đó, ngành thể thao cần phải tham dự ít nhất 700 giải. Ngân sách của Trung Ương chỉ đảm bảo khoảng 170 giải, chưa tới ¼ số giải chúng ta cần thi đấu. Vậy nguồn còn lại ở đâu? Phải từ ngân sách địa phương và đặc biệt các nguồn xã hội hóa. Đặc biệt các nguồn đó phải từ các liên đoàn, hiệp hội. Rõ ràng chúng ta thấy các liên đoàn chưa phát huy hết năng lực để cùng phối hợp, mặc dù cũng có, nhưng chưa đóng tỷ trọng lớn. Còn giải pháp thì chúng ta thấy rõ, Thủ tướng mới ban hành, phê duyệt Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quyết định số 1189. Đây cũng là kết quả của một quá trình đánh giá việc thực hiện chiến lược cho đến năm 2020 của ngành TDTT để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch để tham mưu cho Chính phủ để ban hành việc này. Đến bây giờ hiện thực hóa việc chúng ta phải làm trong giai đoạn tới chính là việc phải triển khai tốt Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có các vấn đề liên quan đến kinh tế thể thao và xã hội hóa thể thao”.
Đến lúc này, ông Lê Thanh Liêm cho ý kiến về môi trường thể thao hiện nay: “Môi trường pháp lý cho thể thao phát triển là gì? Cách hiểu của cá nhân tôi là môi trường pháp lý là các văn bản quy phạm phát luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế thể thao và quá trình áp dụng trong thực tiễn. Hai cái đó tạo nên môi trường pháp lý cho hoạt động nói chung và kinh tế thể thao nói riêng. Hiện nay hệ thống pháp lý cho kinh tế thể thao như thế nào? Hiện nay có 2 cái: 1 là các văn bản quy định trực tiếp về hoạt động thể thao và thứ 2 là các văn bản có liên quan. Đối với kinh tế thể thao, đó là hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư và thứ 2 là các văn bản về thuế cho lĩnh vực thể thao. Đó là 2 cái quan trọng nhất.
Về trực tiếp cho thể thao có Luật TDTT quy định rất rõ từ thể thao quần chúng đến thể thao thành tích cao cho đến thể thao chuyên nghiệp. Phát triển thể thao chuyên nghiệp chính là phát triển kinh tế thể thao. Chúng tôi đánh giá hiện nay hệ thống này về cơ bản chưa phát sinh vấn đề gì vướng mắc lớn cả. Tuy nhiên nhóm thứ 2 - chính sách khuyến khích, hệ thống về thuế cho lĩnh vực phát triển kinh tế thể thao – đang gặp một số vướng mắc lớn. Luật đầu tư hiện nay quy định văn hóa – thể thao nằm trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư, tuy nhiên chỉ khuyến khích tập trung đầu tư cơ sở vật chất, còn các dịch vụ thi đấu, tập luyện, đào tạo thì chưa có khuyến khích. Hoặc như 5 lĩnh vực thực hiện PPP thì không có văn hóa – thể thao ở đâu cả. Vừa rồi Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng làm thí điểm tại TPHCM và hôm kia, Bộ trưởng VH-TT-DL cũng tham gia diễn đàn xúc tiến đầu tư riêng trong lĩnh vực thể thao ở TPHCM với 23 dự án rất lớn, có dự án liên quan đến trường đua Phú Thọ. Khi TPHCM phát triển, Quốc hội có một đặc thù riêng, chứ hiện nay cho toàn quốc thì chưa có. Đấy là cái rào cản.
Nói về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì chúng ta có chính sách này từ rất lâu. Tuy nhiên để được hưởng những chính sách xã hội hóa này thi các doanh nghiệp phải đạt những điều kiện nhất định, chứ không phải doanh nghiệp nào cũng được. Ví dụ bơi, mặt bể bơi phải từ 400m2 trở lên thì mới được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa, còn ở dưới đó thì không được. Cái quan trọng là chúng ta phải chứng minh được sự cần thiết phải sửa đổi để khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế thể thao phát triển. Liên quan đến hệ thống các liên đoàn, thanh tra Bộ đã triển khai một cuộc thanh tra công tác quản lý Nhà nước đối với 38 liên đoàn / hiệp hội. Chúng tôi đã có 8 đánh giá về tồn tại / hạn chế, 5 nguyên nhân và 7 kiến nghị / giải pháp, trong đó tập trung vào việc phải có cơ chế pháp lý quản lý liên đoàn thông thoáng hơn. Giao nhiều hoạt động tác nghiệp cho liên đoàn, ví dụ công tác tổ chức giải. Hiện nay cơ chế pháp lý vẫn là những giải nào kinh phí Nhà nước thì vẫn phải là cơ quan Nhà nước thực hiện, chưa giao được cho liên đoàn vì ngược Thông tư. Vì vậy tới đây chúng ta phải sửa đổi việc ấy để làm sao tạo điều kiện cho các liên đoàn tham gia trực tiếp vào các hoạt động tác nghiệp”.
Về vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và liên đoàn / hiệp hội thể thao quốc gia trong việc thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thể thao chuyên nghiệp thông qua các hoạt động thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp và thể thao phong trào, ông Đặng Hà Việt phân tích: “Luật thể thao đưa ra rất rõ về vấn đề trong cấp độ quản lý Nhà nước và phát triển sự nghiệp thể thao, đó chính là thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Về cơ bản, chúng ta cảm thấy nó là quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu tất cả liên đoàn đều có thể triển khai công việc trên cơ sở mối quan hệ hữu cơ đó, tôi nghĩ đây là việc rất tốt cho sự phát triển chung của thể thao.
Riêng về thể thao chuyên nghiệp, đã có rất nhiều kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động trên thế giới và các mô hình đang vận hành tại nước chúng ta hiện tại cũng dựa trên cách thức, mô hình chúng ta đã học tập từ nước ngoài, từ giải V.League đến bóng rổ VBA, hay là MMA, hay một số các giải billiards. Ngoài các hoạt động thi đấu trên sân – đó chính là thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp chú trọng hơn vào kinh doanh, các khía cạnh về hình ảnh, sự quan tâm của người hâm mộ, khía cạnh tập trung vào đối tượng nào để phát triển, ví dụ như giới trẻ. Bởi vì giới trẻ như một tờ giấy trắng, khi các em thích môn thể thao nào thì sẽ chơi môn thể thao đó, và khi chơi môn thể thao đó thì các em sẽ quan tâm, sẽ xem và kéo theo cả gia đình, mà con thích môn nào thì bố mẹ cũng phải thích môn đó, để có câu chuyện trong gia đình, để cùng với con trong các hoạt động sinh hoạt có nhiều vấn đề để chia sẻ hơn. Do đó, đa số các môn thể thao chuyên nghiệp đang triển khai thi đấu cũng đang đánh vào giới trẻ, đặc biệt là tiểu học. Và thể thao chuyên nghiệp như một đầu kéo để đưa môn thể thao đó đến nhiều người dân biết hơn, nhiều trẻ em quan tâm hơn, và dẫn tới phong trào thể thao phát triển.
Và khi phong trào phát triển thì điều kiện liên quan đến kinh doanh ngành nghề này cũng phát triển. Các VĐV hết tuổi đời thi đấu ra có việc làm, đi dạy các lớp phong trào, nhưng bây giờ phong trào cả nước chỉ có khoảng 2-300 em chơi, VĐV thành tích cao có 300 người thì 300 người đó sau này đi ra, mỗi người dạy 1 người à? Làm gì có chuyện đó. Phong trào đó phải lấy vài triệu người chơi. Trên cơ sở phong trào có nhiều người chơi hơn, chúng ta có cơ sở, nhiều kênh tuyển chọn hơn cho các VĐV có thể thi đấu thành tích cao trong các hệ thống SEA Games, ASIAD, Olympic. Tôi nghĩ các liên đoàn đang vận hành theo những vấn đề như vậy để đảm bảo cho sự phát triển. Tuy nhiên, không liên đoàn nào giống liên đoàn nào. Tất cả đều có sự khác biệt. Đó là điều rất đau đầu ở góc độ quản lý Nhà nước, cũng như những vấn đề chúng ta cần triển khai về các văn bản quy phạm pháp luật sau này, cũng như các quy định của liên đoàn trong việc chúng ta cần có sự điều phối nhất định ở trong việc này. Ví dụ như liên đoàn quyền Anh, đặt vấn đề ra là nếu quyền Anh chuyên nghiệp phát triển thì quyền Anh thành tích cao có phát triển không. Nếu theo lý thuyết thì chúng ta thấy đều có sự phát triển, một vòng tròn logic của chúng ta phát triển. Nhưng vấn đề ở đây không phải thế. Luật quyền Anh chuyên nghiệp đánh từ 4-12 hiệp. Cách thức tính điểm khác. Luật quyền Anh để thi đấu các hệ thống SEA Games, ASIAD, Olympic, thể thao thành tích cao của chúng ta chỉ đấu từ 1-3 hiệp và tính toán đến xu thế tấn công. Các VĐV thi đấu thành tích cao phải rất nhanh và thi đấu trong 3 hiệp phải tạo ra ưu thế tấn công để tính điểm. Nhưng VĐV qua thi đấu chuyên nghiệp, đánh từ 4-12 hiệp thì từ công tác chuẩn bị thể lực cho đến lối đánh: Một sự khác biệt hai mặt luôn, chứ không phải tương đồng.
Góc độ của liên đoàn tạo nguồn thu là phải tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp, và các VĐV cũng chỉ chuyên đánh chuyên nghiệp để có tiền. Vận hành theo kinh tế thị trường, không có vấn đề gì sai ở đây. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền Anh thể thao thành tích cao. VĐV chuyên nghiệp ra đánh Olympic hay ASIAD: Không đánh được, đó là sự bất cập. Vậy vai trò điều phối trong việc này như thế nào? Ban hành quy chế VĐV chuyên nghiệp thì VĐV nào chúng ta tách ra? Nếu VĐV chỉ thi đấu thành tích cao thì phải có chế độ đãi ngộ dành riêng cho điều đó, còn không, các em sẽ chỉ chăm chăm đi đánh chuyên nghiệp. Về 3 vấn đề về phong trào, thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, mỗi liên đoàn đều có đặc thù riêng, nhưng vai trò điều phối, tính toán, kể cả các văn bản quy phạm pháp luật, hay các văn bản của liên đoàn, quy định của liên đoàn sau này cũng cần phải có những điều chỉnh nhất định để làm sao cho tất cả đều phát triển hài hòa và tất cả 3 nội dung này đều là động lực, nền tảng để cùng phát triển”.
Tiếp nối ý kiến của ông Đặng Hà Việt, ông Lê Thanh Liêm cho biết về quyền tự chủ của các liên đoàn theo luật doanh nghiệp: “Hiện nay theo quy định pháp luật nói chung, không có hạn chế nào cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên để tham gia vào hoạt động thể thao chuyên nghiệp thì phải đảm bảo một số điều kiện. Theo quy định hiện nay về xây dựng thể thao chuyên nghiệp, Luật giao cho trách nhiệm của liên đoàn rất lớn. Luật quy định liên đoàn thể thao quốc gia xây dựng quy chế thể thao chuyên nghiệp để trình Bộ VH-TT-DL phê duyệt trước khi tiến hành tổ chức, điều hành. Vì vậy, một số liên đoàn cần xây dựng quy chế chuyên nghiệp để hoàn thành theo đúng cơ chế”.
Việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn luôn mang đến nhiều lợi ích vô hình và hữu hình cho quốc gia hoặc địa phương đăng cai. Vậy các bên đang làm gì để chung tay mang đến một sự kiện thành công?
Với kinh nghiệm tổ chức nhiều giải đấu thể thao cấp độ thế giới, Hàn Quốc cho thấy những hiệu quả đặc biệt mang lại một cách sâu rộng.
Từ 2 tỷ đồng, thậm chí giá trị chỉ bằng đổi ngang, giờ đây V.League đã thu về bản quyền truyền hình với con số lên đến 2 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng).
Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam sẽ tiếp tục là nơi để nhiều ý kiến đưa ra giúp tìm hướng phát triển tốt cho thể thao nói chung.
Tiếp nối thành công của năm trước, Diễn đàn Kinh tế thể thao năm 2024 do Cục Thể dục Thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Công ty Vietcontent tổ chức ngày 17 tháng 10 năm 2024.
Chuyên gia của tờ La Gazzetta dello Sport đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Genoa vs Monza thuộc vòng 22 Serie A 2024/25.
Chuyên gia của tờ La Gazzetta dello Sport đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Venezia vs Verona thuộc vòng 22 Serie A 2024/25.
Trực tiếp trận đấu giữa Argentina và Colombia thuộc vòng bảng giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025. Cập nhật link xem trận Argentina vs Colombia.
Bảng xếp hạng La Liga 2024/25 đã chứng kiến đội đầu bảng Real Madrid nới rộng khoảng cách với các đối thủ Atletico và Barcelona.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Fulham vs MU thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Aston Villa vs West Ham thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Tottenham vs Leicester thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Crystal Palace vs Brentford thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
BXH LCK 2025. Cập nhật nhanh nhất và mới nhất kết quả và bảng xếp hạng LCK Cup LOL, giải đấu mở màn năm 2025 của League of Legends Champions Korea.
Cập nhật lịch thi đấu VALORANT Champions Tour 2025: Pacific Kickoff, vòng đấu chọn ra 2 đội tuyển đại diện cho khu vực Thái Bình Dương tham dự Masters Bangkok.
Tìm hiểu về đội hình Chiến Tướng DTCL 4.5: Các Tướng cùng đội hình Chiến Tướng mạnh nhất của DTCL mùa 4.5.
Cách lên đồ Kayle TFT 4.5 ở bản cập nhật 11.8: Tìm hiểu về sức mạnh cũng như đội hình phù hợp nhất cho Kayle ở DTCL mùa 4.5
Tìm hiểu về đội hình Truyền Thuyết DTCL mùa 4.5. Các Tướng Đao Phủ và cách xây dựng đội hình Truyền Thuyết DTCL 4.5.
Chuyên gia của tờ La Gazzetta dello Sport đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa AC Milan vs Parma thuộc vòng 21 Serie A 2024/25.
Kết quả giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025 đang diễn ra tại Venezuela với sự góp mặt của các đội bóng như Argentina, Brazil, Colombia...
Lịch thi đấu, trực tiếp Indonesia Masters năm 2025 hôm nay. Cập nhật lịch trực tiếp Giải cầu lông Indonesia Masters năm 2025 mới nhất.
Conmebol đã công bố lịch thi đấu giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025. Theo đó, Argentina sẽ ngay lập tức đụng độ Brazil trên hành trình giành vé dự World Cup.
Đội tuyển Argentina đã công bố danh sách chính thức 23 cầu thủ tham dự giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025, nơi họ sẽ đụng độ kình địch Brazil.
Đội tuyển Brazil đã công bố danh sách các cầu thủ tham dự giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025, nơi họ sẽ đụng độ kình địch Argentina.
Ornn DTCL 4.5 sở hữu 2 kỹ năng vô cùng độc đáo, đầu tiên là Hỏa Dương Hiệu Triệu đã làm nên thương hiệu của ông ở Summoner's Rift. Kỹ năng là thứ 2 là đúc đồ từ hệ Thợ Rèn.
Cập nhật trực tiếp MMA sự kiện PFL Road To Dubai: Champions Series với trận bảo vệ đai vô địch hạng nhẹ của Usman Nurmagomedov trước Paul Hughes.
Madison Keys, tay vợt 29 tuổi người Mỹ đã giành chức vô địch Grand Slam đầu tiê, sau khi đánh bại đương kim vô địch và số 1 thế giới Aryna Sabalenka.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Man City vs Chelsea thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Wolves v Arsenal thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Liverpool vs Ipswich thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Southampton vs Newcastle thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Bournemouth vs Nottingham thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Brighton vs Everton thuộc vòng 23 Ngoại hạng Anh 2024/25.
Tìm hiểu về đội hình Thánh Thần DTCL 4.5: Các Tướng Thánh Thần và đội hình Thánh Thần mạnh nhất mùa 4.5.
Ngày 15/2/2025 tới đây, sự kiện võ thuật mang tên Grand SF 2: Warriors sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng cao cấp The Grand Ho Tram, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trực tiếp trận đấu giữa Argentina và Brazil thuộc vòng bảng giải vô địch U20 Nam Mỹ 2025. Cập nhật diễn biến trận Argentina vs Brazil.
Những đội hình mạnh nhất DTCL 4.5. Cùng tìm hiểu về bản cập nhật giữa mùa, sự trở lại của Định Mệnh: Lễ Hội Quái Thú và meta TFT 4.5.
Chung kết Úc Mở rộng 2025: Sinner sẽ bảo vệ thành công ngôi vô địch hay Zverev sẽ có danh hiệu Grand Slam đầu tiên? Madison Keys có thể cản bước hạt giống số 1 Sabalenka?
Đội hình Thần Rừng DTCL 4.5: Danh sách Tướng và xây dựng đội hình Thần Rừng mạnh nhất trong phiên bản hiện tại.
Chuyên gia của tờ Evening Standard đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa MU vs Rangers thuộc Europa League 2024/25.
Chuyên gia của tờ La Gazzetta dello Sport đưa ra dự đoán kết quả trận đấu giữa Torino vs Cagliari thuộc vòng 21 Serie A 2024/25.
Cách lên đồ Aurelion Sol DTCL 4.5 mạnh nhất: Trang bị và đội hình phù hợp nhất của Ác Long Thượng Giới trong Đấu Trường Chân Lý.
CLB Hà Nội “biếu” một chiến thắng cho HAGL, giúp đội khách giải lời nguyền 12 năm không thắng trên sân Hàng Đẫy.
Kết quả bóng đá vòng 11 V.League 2024/25 hôm nay. Cập nhật kqbd, bảng xếp hạng giải vô địch Quốc gia Việt Nam mùa giải 2024/25 mới nhất.
Trận thứ 4 liên tiếp thiếu vắng Nguyễn Xuân Son, CLB Nam Định toàn hòa và thua, gặp nhiều thử thách ở đấu trường V.League.